Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

Thủ tục hành chính: Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng

 Khảo nghiệm Quốc gia giống cây trồng
1. Cơ sở pháp lý
- Pháp lệnh Giống cây trồng;
- Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN, ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
2. Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
* Thẩm quyền giải quyết: Cơ sở khảo nghiệm
* Quy trình:
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm với cơ sở khảo nghiệm.
- Cơ sở khảo nghiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm và gửi mẫu giống.
- Cơ sở khảo nghiệm tiến hành khảo nghiệm.
- Trả kết quả (Báo cáo hoạt động khảo nghiệm).
3. Yêu cầu hồ sơ:
a) Bản đăng ký khảo nghiệm (theo mẫu);
b) Tờ khai kỹ thuật (theo mẫu).
4. Thời gian giải quyết
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ.
- Trả kết quả: Không quy định
5. Phí, lệ phí
Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng nông nghiệp mới đăng ký khảo nghiệm phải nộp phí, lệ phí theo quy định.

Sản xuất thử giống cây trồng
1. Cơ sở pháp lý
- Pháp lệnh giống cây trồng;
- Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN, ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
* Thẩm quyền giải quyết:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép;
- Cục Trồng trọt tiếp nhận.
* Quy trình:
- Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng mới đề nghị được sản xuất thử lập hồ sơ gửi về Cục Trồng trọt.
- Cục Trồng trọt thẩm định và nhận xét bằng văn bản đối với kết quả khảo nghiệm.
- Trình Bộ thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm.
- Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm.
- Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất thử.
- Trả kết quả.
3. Yêu cầu hồ sơ:
a) Đơn đề nghị công nhận giống cho sản xuất thử (theo mẫu);
b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm (đối với các giống cây trồng chính phải có kết quả khảo nghiệm DUS, VCU);
c) Biên bản Hội đồng Khoa học cơ sở.
4. Thời gian giải quyết
Thời gian thẩm định và thành lập Hội đồng : 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Phí, lệ phí
Chưa có quy định

Công nhận giống cây trồng mới
1. Cơ sở pháp lý
- Pháp lệnh Giống cây trồng;
- Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN, ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
* Thẩm quyền giải quyết:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận;
- Cục Trồng trọt tiếp nhận.
* Quy trình:
- Tổ chức, cá nhân có giống đề nghị công nhận lập hồ sơ gửi về Cục Trồng trọt.
- Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, có ý kiến đánh giá bằng văn bản.
- Trình Bộ thành lập Hội đồng Khoa học chuyên ngành tổ chức đánh giá kết quả sản xuất thử.
- Hội đồng Khoa học chuyên ngành thẩm định kết quả sản xuất thử và đề xuất ý kiến về việc công nhận giống cây trồng mới.
- Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng mới.
- Trả kết quả.
3. Yêu cầu hồ sơ:
a) Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới (theo mẫu);
b) Báo cáo kết quả sản xuất thử;
c) Quy trình kỹ thuật sản xuất của giống đề nghị công nhận;
d) Văn bản đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất thử đối với giống đề nghị công nhận;
e) Biên bản của Hội đồng khoa học cơ sở ;
f) Biên bản hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất thử;
g) Ý kiến của tổ chức, cá nhân khác (nếu có).
Đối với giống đề nghị công nhận thuộc đề tài nghiên cứu khoa học có sử dụng ngân sách nhà nước gửi thêm 01 bộ hồ sơ về Vụ Khoa học Công nghệ để theo dõi.
4. Thời gian giải quyết
Thời gian thẩm định và thành lập Hội đồng : 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Phí, lệ phí
Chưa có quy định

Công nhận đặc cách giống cây trồng mới
1. Cơ sở pháp lý
- Pháp lệnh Giống cây trồng;
- Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN, ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
2. Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
* Thẩm quyền giải quyết:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận;
- Cục Trồng trọt tiếp nhận.
* Quy trình:
- Tổ chức, cá nhân có giống đề nghị công nhận lập hồ sơ gửi về Cục Trồng trọt.
- Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, có ý kiến đánh giá bằng văn bản.
- Trình Bộ thành lập Hội đồng Khoa học chuyên ngành tổ chức đánh giá kết quả sản xuất thử.
- Hội đồng Khoa học chuyên ngành thẩm định kết quả sản xuất thử và đề xuất ý kiến về việc công nhận đặc cách giống cây trồng mới.
- Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Công nhận giống cây trồng mới.
- Trả kết quả.
3. Yêu cầu hồ sơ:
a) Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới (theo mẫu);
b) Báo cáo kết quả sản xuất thử;
c) Quy trình kỹ thuật sản xuất của giống đề nghị công nhận;
d) Ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất thử đề nghị công nhận đặc cách
đ) Biên bản của Hội đồng khoa học cơ sở;
e) Biên bản hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất thử;
g) Ý kiến của tổ chức, cá nhân khác (nếu có).
4. Thời gian giải quyết
Không quy định
5. Phí, lệ phí
Chưa có quy định

Công nhận cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng
1. Cơ sở pháp lý
- Pháp lệnh Giống cây trồng;
- Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN, ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
* Thẩm quyền giải quyết:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận;
- Cục Trồng trọt tiếp nhận.
* Quy trình:
- Tổ chức có đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng theo quy định lập hồ sơ gửi về Cục Trồng trọt;
- Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định;
- Cục Trồng trọt trình Bộ công nhận cơ sở khảo nghiệm;
- Trả kết quả.
3. Yêu cầu hồ sơ:
a) Đơn đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm (theo mẫu);
b) Tờ khai các điều kiện thực hiện khảo nghiệm;
c) Bản sao Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ sở.
4. Thời gian giải quyết
Thời gian thẩm định, trình Bộ: 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Phí, lệ phí
Chưa có quy định
(Nguồn cục trồng trọt)

Phương pháp lấy mẫu một số cây trồng phổ biến.


Một số vấn đề thường gặp trên cây lúa!

Câu 1:
Biện pháp luân canh với cây rau màu và cây lúa trong kỹ thuật canh tác có lợi ích gì?(Tại sao thường áp dụng trong vụ xuân hè hơn trong các vụ khác?)
Trả lời:
-          Trong vụ xuân hè thì tổng số giờ nắng cao hơn các vụ khác cho nên lượng bốc thoát hơi nước là cao nhất trong các vụ nên có thể gây ra hiện tượng thiếu nước khi sản xuất lúa. Trong khi đó trồng lúa phải cần lượng phải cần nhiều nước hơn trồng màu vì thế trồng màu trong vụ xuân hè sẽ thích hợp hơn.
-          Luân canh lúa với các cây trồng khác tránh được nguồn sâu bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác. Đặc biệt là rầy nâu là loại đơn kí chủ nên khi luân canh sẽ dễ dàng cắt đứt sự lây lan của rầy nâu.
-          Chuyển đổi điều kiện canh tác từ yếm khí ngập nước sang điền kiện canh tác thông thoáng đầy đủ dưỡng khí giúp cho sự khoáng hóa của chất hữu cơ trong đất nhanh hơn giúp cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho đất.
-          Giảm được áp lực cạnh tranh của cỏ dại vì cỏ dại thường phát triển trên những môi trường nhất định trên môi trường trồng lúa sẽ có những cỏ dại như lồng vực, đuôi phụng, mác bao, chác, lác, những loài cỏ lá rộng thủy sinh… mà chúng rất khó sinh trưởng và phát triển được trên môi trường trồng cạn.
-          Hiệu quả kinh tế của cây lúa trong vụ xuân hè thường thấp do đó trồng rau màu trong vụ xuân hè sẽ đem lại hiểu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.
Câu 2:
Biện pháp khắc phục lúa hai tầng ?
a)     Nguyên nhân:
-          Do giống không thuần bị lẫn các giống khác. Các giống khác nhau sẽ có chiều cao khác nhau nên khi phát triển sẽ gây ra hiện tượng lúa 2 tầng.
-          Giống bị lẫn lúa cỏ, hạt lúa cỏ khi rụng xuống qua vụ sau sẽ nảy mần và mọc rất nhanh nên gây ra hiện tượng lúa 2 tầng.
b)     Biện pháp khắc phục:
-          Chọn giống thuần không lẫn các giống khác và lúa cỏ.
-          Làm đất kĩ để loại bỏ lúa nền và lúa cỏ trong đất.
-          Sau khi gieo sạ phải đưa nước vào ruộng sớm trong giai đoạn đầu không nên để ruộng bị khô, ruộng khô sẽ tạo điều kiện cho lúa lẫn, lúa nên, lúa cỏ sâu trong đất mọc lên.
-          Khử lẫn, nhổ các lúa lẫn ở giai đoạn trước trổ.
Câu 3:
Hãy nêu các vùng sản xuất lúa chính ở đồng bằng SCL và các giống lúa chính phổ biến cho từng vùng?
-          Vùng phù sa ngọt sông tiền sông hậu: chủ yếu sử dụng các giống lúa chính như VND95-20,  OMCS 2000, IR64 và một số giống bổ sung như OM2517, OM2717, OM2718, lúa nếp, lúa đặc sản.
-          Vùng Tây sông Hậu và tứ giác Long Xuyên: sử dụng chủ yếu các giống lúa chủ lực như VND95-20,  OMCS 2000, IR64 đồng thời giảm diện tích các giống Jasmine 85, OM2514, OM2717.
-          Vùng Đồng Tháp Mười sử dụng các giống lúa cực sớm hoặc sớm làm giống chủ lực như OM576, OMCS2000, VND95-20, IR50404 bổ sung thêm các giống OM3636 với các giống đặc sản với tỉ lệ phù hợp.
-          Vùng bán đảo Cà Mau ngoài các giống VND95-20,OMCS2000, IR64 còn có các giống chủ lực như OM2728, OM2717, ST1, ST3. Tuy nhiên đối với các chân đất phèn ở vùng này cần sử dụng các giống chống chịu tốt như OM1350, OM2488, MTL149(IR56381), AS996
-          Vùng ven biển Nam Bộ: sử dụng các giống chủ lực như OM576, IR50404, OMCS2000, AS996, OM4498, VND95-20.